Việc tìm hiểu kỹ thông tin về ngân hàng trước khi quyết định gửi tiền hay vay tiền là điều vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp mà còn đánh giá được mức độ uy tín cũng như so sánh quyền lợi, chính sách với ngân hàng khác. Nhưng để xét về sự uy tín thì khó có ngân hàng nào vượt qua được “4 ông lớn” này. Đó là: Vietcombank, BIDV, Vietinbank và Agribank.
Bài viết hôm nay của Topbankvn sẽ chia sẻ thông tin về ngân hàng Vietcombank. Bạn đã hiểu rõ Vietcombank là ngân hàng gì? Ngân hàng nội địa hay quốc tế? có uy tín hay không? Vì sao lại thu hút khá đông khách hàng tin dùng sản phẩm dịch vụ của Vietcombank. Cùng tìm hiểu rõ hơn về ngân hàng Vietcombank qua bài viết dưới đây nhé!!!!!!
Thông tin tổng quan ngân hàng Vietcombank
Tên tiếng Việt | Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam |
Tên tiếng Anh | Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam |
Tên viết tắt | Vietcombank |
Trụ sở chính | 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam |
Vốn điều lệ | 574.260 tỷ đồng (31/12/2014) |
Năm thành lập | 01/04/1963 |
Loại hình | TMCP |
Swift Code Vietcombank | BFTVVNVX |
Mã chứng khoán | HDB |
Hotline Vietcombank | 1900 545413 |
Vietcombank là ngân hàng gì?
Vietcombank là ngân hàng cổ phần hóa đầu tiên được nhà nước lựa chọn là ngân hàng thương mại nhà nước thí điểm cổ phần hóa đầu tiên. Vietcombank được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1963 với tên gọi pháp lý đầy đủ là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là Vietcombank ( Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam)
Ngoài ra,trong lĩnh vực chứng khoán cái tên Vietcombank cũng không phải và dạng vừa bởi vietcombank chiếm một phần thị trường khá lớn của nước ta. Sau khi cổ phần hóa thành công thì vietcombank hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần kể từ năm 2008
Đến năm 2009 Vietcombank đã được lên sàn chứng khoán, cổ phiếu Vietcombank ( mã chứng khoán : VCB) đã được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. Đến nay vietcombank đã trở thành ngân hàng thương mại cổ phần lớn mạnh nhất Việt Nam sau hơn 56 năm thành lập, hoạt động và phát triển với sự phát triển không ngừng với các sản phẩm dịch vụ mang tính cập nhập và cạnh tranh nhất.
Hội sở ngân hàng Vietcombank tại địa chỉ: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
- Ngày 02/6/2008, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần.
- Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Kể từ khi thành lập (01/04/1963) cho đến thời điểm hiện tại. Vietcombank đã khẳng định được vị thế của mình trong ngành ngân hàng tại thị trường Việt Nam. Điều này được minh chứng qua các số liệu sau đây:
- Sở hữu 116 chi nhánh, hơn 441 phòng giao dịch trải dài khắp các tỉnh thành Việt Nam.
- 4 công ty con trong nước và 3 công ty con ở nước ngoài.
- 1 hội sở chính, 1 văn phòng đại diện phía Nam, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 1 văn phòng đại diện tại Mỹ, 3 đơn vị sự nghiệp.
- Có trên 17.000 cán bộ nhân viên.
- Hệ thống Autobank với hơn 2.500 cây ATM và hơn 60.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc.
Quá trình hình thành ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank được thành lập và chính thực hoạt động từ ngày 01/04/1963.
- Giai đoạn 1963 – 1975: Khai sinh trong khói lửa và tham gia tích cực vào công cuộc kháng chiến thống nhất đất nước.
- Ngân hàng chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1963.
- Giai đoạn 1976 – 1990: Lớn mạnh trong gian khó
- Giai đoạn 1990 – 2000: Thời kỳ đầu đổi mới
- Giai đoạn 2000 – 2005: Giai đoạn tái cơ cấu Vietcombank
- Giai đoạn 2007 – 2013: Tiên phong cổ phần hóa, là ngân hàng hàng đầu Việt Nam
- Ngày 26/12/2007: VietcomBank lần đầu ra mắt công chứng cổ phiếu.
- Ngày 02/06/2008: Ngân hàng hoạt động là một ngân hàng thương mại cổ phần từ .
- Ngày 30/06/2009: Cổ phiếu VietcomBank chính thức được niêm yết trên sàn tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM.
- Ngày 30/09/2011: Mizuho chính thức chi 567,3 triệu USD mua 15% cổ phần của Vietcombank.
- Giai đoạn 2013 – 2018: Hoạt động bứt phá, chinh phục đỉnh cao
- Năm 2022: Vietcombank đặt mục tiêu phát triển là tổng tài sản tăng 8%, dư nợ tín dụng tăng 15%, huy động vốn tăng 9%, lợi nhuận trước thuế tăng 12% và tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 1.5%.
Cơ cấu tổ chức ngân hàng Vietcombank
Sau hơn 50 năm thành lập, xây dựng và phát triển thương hiệu, ngân hàng Vietcombank đã có mạng lưới hệ thống rộng khắp trên toàn quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, Vietcombank có 1 hội sở, 111 chi nhánh, 472 phòng giao dịch tại 53 tỉnh thành phố lớn, hơn 2536 cây ATM, trên 60000 điểm POS thanh toán thẻ và trên 18000 cán bộ nhân viên làm việc tại ngân hàng.
Là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, Vietcombank đang được hỗ trợ bởi mạng lướt có 1316 ngân hàng đại lý tại 102 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Vietcombank luôn được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”
Vietcombank có 4 công ty con trong nước là Công ty Chứng khoán Vietcombank, Công ty cho thuê tài chính Vietcombank, Công ty Kiều hối, Công ty liên doanh TNHH Cao Ốc Vietcombank 198. Và 3 công ty con tại nước ngoài là Công ty tài chính Việt Nam tại Hồng Kông Vinafico, Công ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ và ngân hàng con tại Lào.
Vietcombank đang có 3 văn phòng đại diện ở Tp Hồ Chí Minh, ở Singapore và ở Mỹ. Ngoài ra, Vietcombank còn có 3 đơn vị sự nghiệp là trường đào tạo và phát triển nhân lực, trung tâm xử lý tiền mặt tại Hà Nội và trung tâm xử lý tiền mặt tại Hồ Chí Minh.
Vietcombank là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?
Theo đó thì Vietcombank là một trong bốn ngân hàng trực thuộc Nhà Nước vì có số vốn do nhà nước góp vốn hơn 50%. Vietcombank trước đây có nguồn gốc tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối. Sau đó, Vietcombank tái cơ cấu tổ chức và trở thành đơn vị ngân hàng TMCP trực thuộc nhà nước vào năm 2008.
Logo ngân hàng VietcomBank có ý nghĩa gì?
Logo của ngân hàng VietcomBank mang đến những ý nghĩa sâu sắc. Theo đó:
- Về màu sắc Logo VietcomBank có màu xanh lá đặc trưng, điều này biểu tượng cho sức mạnh tự nhiên, hy vọng về sự phát triển bền vững, chuẩn mực.
- Chữ V viết tắt cho từ VietcomBank còn thể hiện tinh thần quyết thắng “Victory”.
- Hình dáng Logo khép kín cách điệu từ hình trái tim, biểu trưng cho sự đồng lòng, đồng tâm
Vietcombank hiện đang cung cấp những sản phẩm dịch vụ nào?
Nhắc đến ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng và nổi bật thì không thể thiếu tên ngân hàng Vietcombank. Hiện tại, Vietcombank đang cung cấp các sản phẩm dịch vụ dành cho 3 nhóm khách hàng chính. Đó là: Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và nhóm khách hàng ưu tiên.
Khách hàng cá nhân
Sản phẩm đăng ký thẻ Vietcombank:
- Thẻ tín dụng quốc tế
- Thẻ ghi nợ quốc tế
- Thẻ ghi nợ nội địa
Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm:
- Tài khoản tiền gửi
- Gửi tiết kiệm nhận lãi sau
- Gửi tiết kiệm nhận lãi trước
- Gửi tiết kiệm lãi định kì
- Tích lũy kiều hối
- Gửi tiết kiệm trực tuyến
Vay vốn dành cho khách hàng cá nhân:
- Vay tiêu dùng
- Vay cầm cố GTCG
- Vay tín chấp
- Vay thế chấp có tài sản đảm bảo
- Vay bất động sản
- Vay mua ô tô
- Vay vốn kinh doanh
Ngân hàng điện tử:
- VCB – SMS B@nking
- VCB – Mobine B@nking
- VCB – iB@nking
- VCBPay
- Tổng đài Vietcombank hỗ trợ khách hàng 24/7
Sản phẩm bảo hiểm:
- Bảo hiểm sức khỏe
- Bảo hiểm đầu tư tài chính
- Gói bảo hiểm dành cho khách hàng vay vốn tại ngân hàng Vietcombank
Khách hàng doanh nghiệp
- Dịch vụ thanh toán
- Dịch vụ séc
- Trả lương tự động
- Thanh toán Billing
- Dịch vụ bảo lãnh
- Dịch vụ cho vay
- Thuê mua tài chính
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nước và nước ngoài
- Kinh doanh ngoại tệ
Định chế tài chính:
- Ngân hàng đại lý
- Dịch vụ tài khoản
- Mua bán ngoại tệ
- Kinh doanh vốn
- Tài trợ thương mại
- Bao thanh toán
Ngân hàng điện tử:
- Ngân hàng trực tuyến
- SMS Banking
- Phone Banking
- VCB-Money
- VCB-eTourVCB-eTopup
Dịch vụ doanh nghiệm SMEs:
- Lập tài khoản doanh nghiệp
- Hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán và quản lý dòng tiền
- Dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp
- Quản lý tài sản tổ chức gồm quản lý quỹ, kiểm soát doanh mục đầu tư
Khách hàng ưu tiên
Để được xem là khách hàng ưu tiên của Vietcombank bạn cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Tổng số dư nợ tiền gửi (VND, ngoại tệ) trung bình trên 2 tỷ/năm (áp dụng cho cả hình thức gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn)
- Tổng dư nợ >3 tỷ VND/năm
- Là chủ thẻ VCB Platinum chi tiêu thẻ trên 150 triệu/năm.
Các ưu đãi dành cho khách hàng ưu tiên:
- Tiền gửi Priority với lãi suất ưu đãi cực cao.
- Thẻ VCB Visa Signature
- Bảo hiểm Bảo an toàn gia
- Các gói dịch vụ đầu tư
Ngân Hàng Vietcombank có tốt không, uy tín không?
Ngân hàng Vietcombank có tốt không? Ngân hàng Vietcombank có uy tín không? Đó là những thắc mắc của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Vietcombank. Vậy câu trả lời là gì? Đó là Vietcombank là ngân hàng tốt và rất uy tín nhé!
Không chỉ có lịch sử phát triển lâu năm, Vietcombank còn là Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam hiện nay và đạt được nhiều giải thưởng uy tín bởi các tổ chức trong và ngoài nước:
- Vinh dự trở thành Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do tạp chí Euromoney bình chọn.
- Lọt Top 100 doanh nghiệp quyền lực được xếp hạng bởi Tạp chí Nikkei của Nhật.
- Đạt danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do Tạp chí Finance Asia thẩm định.
- Lọt Top 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu do tạp chí Forbes bình chọn năm 2020 (Vietcombank xếp thứ hạng 937).
- Vietcombank nằm trong Top 100 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam do Anphabe và Công ty Intage đánh giá.
- Là Ngân hàng giao dịch tốt nhất mang đến dịch vụ ngoại hối tốt nhất và ngân hàng sở hữu dịch vụ quản lý tiền mặt chất lượng nhất do The Asean Banker nhận định.
- VCB-Mobile B@nking là “Ứng dụng ngân hàng di động tốt nhất Việt Nam” năm 2020 do The Asian Banker bình chọn.
- Nhận giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” và giải thưởng “Thẻ tín dụng tốt nhất Việt Nam” năm 2020 do The Asian Banker trao tặng.
- Trở thành đại diện Ngân hàng Việt Nam duy nhất góp mặt trong bảng xếp hạng 30 ngân hàng lớn mạnh nhất Châu Á – Thái Bình dương.
- Vietcombank dẫn đầu bảng xếp hạng Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2020 (Theo Vietnam Report).
Lịch làm việc ngân hàng Vietcombank
Khách hàng có thể theo dõi giờ làm việc ngân hàng Vietcombank cụ thể như dưới đây.
Lịch làm việc ở khu vực miền Bắc:
- Thời gian hỗ trợ: Thứ Hai – Thứ Sáu.
- Sở giao dịch, chi nhánh: Sáng (từ 7h30 – 11h30) và Chiều (từ 13h00 – 16h30).
- Phòng giao dịch: Sáng (từ 8h00 – 11h30) và Chiều (từ 13h00 – 16h00).
Lịch làm việc khu vực miền Trung:
- Thời gian hỗ trợ: Thứ Hai – Thứ Sáu.
- Sở giao dịch, chi nhánh: Sáng (từ 7h30 – 11h30) và Chiều (từ 13h30 – 17h00).
- Phòng giao dịch: Sáng (từ 8h00 – 11h30) và Chiều (từ 13h30 – 16h30).
Lịch làm việc khu vực miền Nam:
- Thời gian hỗ trợ: Thứ Hai – Thứ Sáu.
- Sở giao dịch, các chi nhánh: Sáng (từ 7h30 – 11h30) và Chiều (từ 13h00 – 16h30).
- Các phòng giao dịch: Sáng (từ 8h00 – 11h30) và Chiều (từ 13h00 – 16h00).
Lịch làm việc khu vực Tây Nguyên:
- Thời gian hỗ trợ: Thứ Hai – Thứ Sáu.
- Sở giao dịch, chi nhánh: Sáng (từ 7h30 – 11h30) và Chiều (từ 13h30 – 16h30).
- Phòng giao dịch: Sáng (từ 7h30 – 11h30) và Chiều (từ 13h00 – 16h00).
Thông tin liên hệ Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Số tổng đài Vietcombank:
- Toàn quốc: 1900 54 54 13.
- Tại Hà Nội: 024 382 45716.
- Tại TPHCM: 083 914 3896.
Các kênh liên hệ khác:
- Số Fax: 0243 8269 067.
- Email: vcbnews.ho@vietcombank.com.vn.
- Mã swift code VCB: BFTVVNVX.
- Website: vietcombank.com.vn.
- Fanpage: Vietcombank.
- Youtube: Vietcombank – Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Tra cứu chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng Vietcombank
Để tra cứu thông tin địa chỉ, số điện thoại hoặc vị trí đặt cây ATM, khách hàng chỉ cần truy cập vào trang chủ của Vietcombank
Các bước tra cứu chi nhánh Vietcombank như sau:
- Bước 1: Truy cập website của ngân hàng Vietcombank để tìm cây ATM, điểm giao dịch.
- Bước 2: Chọn tỉnh/ thành phố/ quận huyện.
- Bước 3: Chọn tìm kiếm.
- Bước 4: Hệ thống sẽ hiển thị địa chỉ phù hợp với nhu cầu của bạn.
Vietcombank liên kết với những ngân hàng nào?
Danh sách này bao gồm:
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
- Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank)
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
- Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)
- Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK)
- Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
- Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank)
- Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank)
- Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)
- Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)
- Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EXIMBANK)
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
- Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
- Ngân hàng liên doanh Shinhanvina (SVB)
- Ngân hàng TMCP Indovina (Indovinabank – IVB)
- Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank – MSB)
- Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank)
- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
- Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank)
- Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM (HDBank)
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)
- Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK – NASB)
- Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
- Ngân hàng Liên doanh VID PUBLIC (VID Public Bank)
- Ngân hàng TNHH 1 thành viên HongLeong (Hong Leong Bank | HLBVN)
- Ngân hàng TNHH 1 thành viên Standard Chartered (Standard Chartered Bank)
- Ngân hàng nhà Phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB)
Kết Luận
Trên đây là những thông tin tổng hợp chi tiết mà Topbankvn thu thập về Vietcombank là ngân hàng gì? Sau 50 năm phát triển, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank đã và đang là một trong những ngân hàng lớn nhất, chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt nhất, uy tín và được tin dùng nhất tại Việt Nam hiện nay. Bài viết này đã cung cấp khá đầy đủ các thông tin về Vietcombank và hi vọng thật sự hữu ích với bạn.