CIO là gì? CIO là một vị trí đóng vai trò chiến lược trong công ty. Đây là một vị trí mới xuất hiện trong cấu trúc của các công ty do sự chuyển mình của thế giới cũng như sự phát triển của khoa học và dữ liệu, khiến nhu cầu việc làm trong ngành trí tuệ nhân tạo ngày càng tăng, từ đó hình thành nên vị trị CIO. Hãy cùng Topbankvn hiểu rõ vị trí đặc biệt này thông qua nội dung bài viết sau đây nhé!
Chief Information Officer – CIO là gì?
CIO (viết tắt của Chief Information Officer) có thể hiểu là giám đốc thông tin, chịu trách nhiệm xây dựng cũng như quản trị hệ thống thông tin trong nội bộ toàn doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo các hoạt động kinh doanh tốt đa hóa hiệu suất làm việc. CIO không chỉ giám sát phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu, CIO còn nghiên cứu công nghệ mới và triển khai thực hiện các chiến lược công nghệ thông tin của công ty.
Thông thường, CIO sẽ trực tiếp báo cáo đến CEO (Giám đốc điều hành) hoặc CFO (Giám đốc tài chính), đây là một vị trí quen thuộc trong khối ngành Ngân hàng, các tập đoàn công nghệ và tập đoàn tài chính.
Vai trò của giám đốc thông tin(CIO) trong doanh nghiệp
CIO đóng một vai trò quan trọng để duy trì cũng như phát triển cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Cụ thể như kiến tạo giá trị kinh doanh bằng công nghệ. Giám đốc thông tin có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ những phòng ban khác trong tổ chức như để tính toán và đưa ra các giải pháp nhằm tối ưu nhất để nâng cao hiệu suất kinh doanh.
Giám đốc thông tin đóng vai trò như một cố vấn quan trọng để đưa ra những đề xuất, kế hoạch chiến lược phát triển công nghệ cho công ty. Chief Information Officer là người chịu trách nhiệm quản lý các cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin, đảm nhận thiết kế và triển khai chiến lược phát triển công nghệ nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Một số vai trò khác của giám đốc thông tin trong doanh nghiệp như: đưa ra quyết định những việc như mua thiết bị công nghệ thông tin từ các nhà cung cấp hoặc chế tạo ra các hệ thống mới; Kỹ năng tổ chức tốt; Tuyển dụng nhân sự, phát triển đội ngũ công nghệ thông tin; Vạch chiến lược và chính sách CNTT; Tạo giá trị kinh doanh bằng công nghệ; IRM – Quản lý rủi ro thông tin…
Sự khác nhau giữa CIO và CTO
Sau khi hiểu được CIO là gì, bạn cũng cần phân biệt được vị trí này với CTO. Rất nhiều người hiện nay nhầm lẫn 2 thuật ngữ CIO và CTO. Vốn dĩ CTO là vị trí chịu trách nhiệm ở mảng công nghệ cho doanh nghiệp. Trong khi, CIO thường chỉ đảm nhận việc quản lý CNTT trong nội bộ, đồng thời cũng chịu trách nhiệm về cơ sở thiết bị CNTT. Nói một cách khác, CIO vừa có thể quản lý CNTT vừa tham gia vào lĩnh vực kinh doanh. Còn một CTO chỉ chịu trách nhiệm về máy móc công nghệ cho doanh nghiệp.
CTO – Giám đốc công nghệ sẽ phải đảm bảo chiến lược công nghệ phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của công ty. Vị trí này là kiến trúc sư về công nghệ hàng đầu cho công ty và điều hành các nhóm kỹ sư. CTO thường sẽ báo cáo cho CIO, trong khi Giám đốc thông tin sẽ báo cáo lại cho Giám đốc điều hành trong công ty.
Công việc của CIO trong doanh nghiệp
Tùy thuộc vào đặc điểm, chiến lược phát triển của công ty mà CIO sẽ phải đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau. Dưới đây là những nhiệm vụ mà một CIO có thể làm trong doanh nghiệp được tổng hợp như sau:
- Xây dựng hệ thống thông tin (HTTT) cho doanh nghiệp.
- Quản lý, duy trì và nâng cấp hệ thống quản trị dữ liệu.
- Bảo vệ dữ liệu khỏi tin tặc và các đối thủ cạnh tranh.
- Lên phương án quản trị rủi ro.
- Cố vấn cho CEO về các chiến lược ngân sách cho CNTT bao gồm cải thiện hệ thống bảo trì, mua thiết bị CNTT mới,…
- Quản lý đội ngũ nhân viên IT, đào tạo, giám sát nhân viên IT.
- Tuyển dụng, phát triển đội ngũ IT.
- Ứng dụng AI phát triển để tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ công nghệ.
- Tối ưu hóa phương thức tiếp cận khách hàng thông qua công nghệ.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để gia tăng giá trị kinh doanh.
- Vận dụng CNTT quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp
- CIO là gì? CIO như một đầu mối thông tin, quản trị công ty con và doanh nghiệp thuê ngoài.
Nhiệm vụ của một Giám đốc thông tin (CIO)
Là người đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp nên nhiệm vụ của một người Giám đốc thông tin (Chief Information Officer) cũng sẽ rất nhiều, cụ thể như sau:
1. Cung cấp dịch vụ
Đại diện gánh vác trách nhiệm trong việc cung cấp dịch vụ công nghệ cho các phòng ban nội bộ của công ty. Điển hình như dịch vụ giấy tờ truyền thống, lắp đặt mạng, khai thác HTTT, sửa chữa phần cứng, cài đặt các phần mềm liên quan hoặc xử lý số liệu.
2. Nhà tư tưởng chiến lược
Khá nhiều CIO xuất thân từ ngành CNTT nhưng cũng gần một nửa số lượng CIO là giám đốc thi công hoặc giám đốc dịch vụ. Đặc biệt khi CIO báo cáo các thông tin thu thập trình lên lãnh đạo để đưa ra quyết định thì vị trí này vốn là thành viên trong đội ngũ quyết sách. Là người có sức ảnh hưởng tới mục tiêu dài hạn cũng như kết cấu tổ chức, Giám đốc thông tin trở thành một nhà tư tưởng chiến lược cho doanh nghiệp.
3. Hỗ trợ nghiệp vụ
Quan sát quy trình thực hiện công việc của các phòng ban nghiệp vụ, nhận ra sai sót hoặc các nút thắt trong quá trình làm việc của nhân viên. Giám đốc thông tin dựa vào kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tối ưu hoá quy trình như CAD, PDM, CAM
4. Đại diện cải cách
Chịu trách nhiệm quản lý điểm giữa truyền thống và hiện đại, đây là điểm tập trung mâu thuẫn trong doanh nghiệp. Dù tối ưu hoá quy trình hay chức năng hay cải tiến và hoàn thiện toàn bộ doanh nghiệp, CIO sẽ là điểm tranh cãi giữa hai phương thức quản lý là truyền thống và hiện đại.
Ví dụ như xung đột giữa mô hình tổ chức hình kim tự tháp với tổ chức học tập phẳng, giữa mô hình độc tài với mô hình bảo vệ và mô hình ủng hộ, đã có thể cho thấy vị trí này là đầu tàu cho cải cách doanh nghiệp.
5. Giám đốc điều hành
Khi CIO trở thành người cố vấn cho các cấp lãnh đạo doanh nghiệp, họ có tác động tích cực cho sự phát triển tiếp thị sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp ở tầm chiến lược. Tận dụng CNTT để đem lại cơ hội mới cho doanh nghiệp thì CIO là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí CEO/COO. Vì công việc này giúp người làm có được quan điểm toàn diện về doanh nghiệp. Maynard Web chính là một ví dụ, ông vốn là một CIO nhưng hiện nay đã trở thành COO của Ebay.
Kỹ năng, trình độ và tố chất cần có của giám đốc thông tin (CIO)
Nếu bạn tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi CIO là gì? thì chắc bạn cũng đang mong muốn thử sức với vị trí này, vậy kỹ năng cần có cho công việc này là gì? CIO nắm giữ nhiều công việc trong hệ thống thông tin của doanh nghiệp. Vì thế để nắm giữ vị trí này, đòi hỏi bạn phải sở hữu nhiều kỹ năng, tố chất và trình độ nhất định. Bên cạnh đó, vị trí này còn cần phải am hiểu về kinh doanh.
Ngoài ra, một người làm CIO cần có khả năng trình bày thuyết trình tốt để thuyết phục đối tác và cấp trên. Ít nhất một Giám đốc thông tin phải là cử nhân trong các ngành liên quan đến CNTT. Tóm lại để trở thành một Chief Information Officer, bạn cần phải sở hữu một số kỹ năng như sau:
- Biết cách lập kế hoạch chiến lược
- Khả năng quản lý phát triển phần mềm
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng quản lý dự án
- Khả năng xây dựng mạng lưới, mối quan hệ
- Kỹ năng thay đổi cách quản lý
- Kỹ năng nhạy bén kinh doanh và tài chính
Mức lương bình quân của một CIO
Mức lương của vị trí này rất khác nhau, tùy thuộc vào một vài yếu tố như số năm kinh nghiệm làm việc, doanh thu công ty và quy mô doanh nghiệp. Một khảo sát về mức lương và nghề nghiệp do TechTarget IT thực hiện với 464 giám đốc điều hành CNTT là người tham gia cho thấy tổng số tiền lương, mức lương trung bình của người có thu nhập cao nhất sẽ rơi vào con số là $ 225,301, đây là con số cao hơn gấp đôi so với tổng tiền lương trung bình cỉa người có thu nhập thấp là $101,562.
Tại nhiều công ty, vị trí CIO chịu trách nhiệm quản lý ngân sách, nó sẽ được tính bằng phần trăm từ doanh thu. Tỷ lệ chi tiêu doanh thu sẽ thay đổi tùy theo ngành hàng và sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào công nghệ. Con số có thể dao động từ 1% trong lĩnh vực xây dựng đến con số 6,7% trong lĩnh vực dịch vụ Internet. Tuy nhiên, trong các năm trở lại đây, công nghệ đã trở thành trọng tâm phát triển trong hoạt động kinh doanh của nhiêu doanh nghiệp, nên số liệu này có thể đã bị thay đổi.
Kết luận
CIO là gì? Nội dung bài viết trên đã cung cấp tất cả những thông tin tổng quan nhất về vị trí Giám đốc thông tin này trong doanh nghiệp cho bạn. Hy vọng nó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về một người CIO. Chúc các bạn có một ngày tốt lành!