You are currently viewing CRS là gì? Chức năng, vai trò của CRS trong kinh doanh
CRS là gì? Chức năng, vai trò của hệ thống đặt phòng trung tâm

CRS là gì? Chức năng, vai trò của CRS trong kinh doanh

CRS là gì?” là từ khóa được tìm kiếm bởi những người đang bắt đầu tìm hiểu về ngành du lịch hay đang có ý định làm việc trong một công ty du lịch lữ hành. Đây là cái tên cho một công cụ phổ biến, nó là cánh tay đắc lực hỗ trợ cho ngành du lịch trong việc đặt vé, đặt phòng, thuê phương tiện và một số tiện ích khác. Để hiểu rõ về cụm từ này, mời bạn theo dõi nội dung bài viết mà Topbankvn trình bày sau đây.

CRS là gì? Khái niệm về CRS

CRS là từ được viết tắt từ Computer Reservation System hoặc Central Reservation System, mà trong ngành du lịch còn có tên thân thuộc là Hệ thống đặt phòng trung tâm. Đây là hệ thống thông tin điện tử có nhiệm vụ lưu trữ thông tin, truy xuất thông tin và xử lý giao dịch xoay quanh các dịch vụ lữ hành, khách sạn, hàng không, thuê phương tiện và một số dịch vụ liên quan.

Ban đầu hệ thống chỉ được xây dựng, vận hành bởi những hãng hàng không, nhưng sau này hệ thống CRS đã được tích hợp thêm Hệ thống phân phối toàn cầu – GDS để gia tăng hiệu quả, giúp người sử dụng có thể xem thông tin, đặt chỗ trước và thanh toán những dịch vụ mà mình đang có nhu cầu. 

Giải thích CRS là gì
CRS là gì? Thế nào là hệ thống CRS?

Loại công cụ này dù không quá mạnh mẽ nhưng nó lại rất linh động, đến các doanh nghiệp lữ hành nhỏ cũng có thể dễ dàng áp dụng hệ thống này để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, trong khi GDS lại chỉ phù hợp cho những công ty hàng không với quy mô lớn, hay những doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực hơn là chỉ đặt chỗ.

Chức năng hệ thống đặt phòng trung tâm CRS

CRS là gì và chức năng của hệ thống này hoạt động ra sao? Như đã đề cập ở trên, CRS là một công cụ phục vụ cho nhiệm vụ đặt chỗ là chủ yếu, giúp doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ đặt chỗ tại nhiều nơi nư máy bay, nhà hàng. Đồng thời có thể giúp doanh nghiệp quản lý và rút ngắn quy trình đặt chỗ, cung cấp dịch vụ tận tay khách hàng thông qua phương tiện internet, từ đó có thể mở rộng quy mô, tiếp cận được nhiều tệp khách hàng.

Ví dụ điển hình như đối với nhà cung cấp dịch vụ phòng ở, khách sạn, việc sử dụng hệ thống đặt phòng trung tâm sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát chính xác lượng phòng còn trống, thời gian sử dụng, liệt kê cơ sở vật chất, những dịch vụ hiện hoạt động, cũng như nhanh chóng thiết lập điều chỉnh giá thành và ra các thông báo về sự thay đổi dịch vụ tới các khách hàng.

Chức năng của hệ thống đặt phòng trung tâm CRS
Chức năng của hệ thống đặt phòng trung tâm CRS

Đối với những ai đang tìm kiếm một nơi để nghỉ, một phòng ở khách sạn, hệ thống thông tin trung tâm sẽ giúp khách hàng đó có những thông tin chi tiết về số phòng hiện còn trống, nội thất, dịch vụ mà chỗ đó đang cung cấp, cũng như báo giá cả bằng cách sử dụng các công cụ như Hotel Booking Engine. Nói một cách ngắn gọn hơn, CRS chính là một công cụ hỗ trợ cho việc đặt chỗ, giảm thiểu chi phí quảng cáo, tăng doanh thu, tăng hiệu suất hoạt động và mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của hệ thống đặt phòng trung tâm (CRS) trong kinh doanh

Hệ thống CRS có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn, lữ hành của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Nhờ có hệ thống CRS này, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được với số lượng lớn khách hàng tiềm năng hơn, bán được nhiều dịch vụ hơn trong khi chi phí quảng cáo bỏ ra lại không mất quá nhiều.
  • Hệ thống đặt phòng trung tâm còn giúp cho khách hàng có thể đặt được vé tiện lợi chỉ cần có internet. Chính vì thế, doanh thu của doanh nghiệp sử dụng công cụ này cũng sẽ tăng lên rất nhiều so với hình thức bán hàng truyền thống trước đây. Không những thế, phần mềm còn hỗ trợ mang đến nguồn thu nhập online ổn định theo thời gian cho doanh nghiệp.
  • Không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch – lữ hành gia tăng doanh thu nhanh chóng, công cụ CRS còn là cánh tay phải đắc lực trong việc kiểm soát số lượng vé tồn kho, số phòng trống, từ đó làm cơ sở đưa ra những chính sách cũng như chiến lược kinh doanh đúng đắn, kịp thời để kích thích nhu cầu của khách hàng.
  • Đối với mô hình kinh doanh theo dạng chuỗi hoặc dạng bán hàng đa kênh, CRS sẽ là một công cụ đặc biệt hữu ích, giúp đỡ cho doanh nghiệp có thể phân bố nguồn khách hàng ở các địa chỉ khác nhau.
  • Sự ra đời của hệ thống đặt phòng trung tâm đã giúp cho doanh thu các công ty du lịch – lữ hành có sự bùng nổ mạnh mẽ, mức tăng trưởng tốt so với kế hoạch đề ra. Đặc biệt hơn, phần mềm này giúp nâng tầm giá trị cũng như sức ảnh hưởng của thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường. Đây quả là một điều lý tưởng cho các doanh nghiệp.

Vì sao doanh nghiệp du lịch – lữ hành cần phần mềm CRS?

Để có thể quản lý một khách sạn nhỏ trên dưới 10 phòng, có thể bạn sẽ nghĩ sử dụng CRS là điều không cần thiết. Nhưng phần mềm này có thể đem lại rất nhiều giá trị, lợi ích và giải quyết được vấn đề mà bạn đang phải đối mặt:

  • Tạo ra nhiều cơ hội bán hàng: Công cụ CRS có khả năng liên kết doanh nghiệp của bạn với hàng nghìn kênh đặt phòng. Kết hợp CRS với hệ thống quản lý kênh phân phố sẽ dễ dàng mở rộng cơ hội bán hàng của bạn đến hàng triệu khách hàng ở kênh OTA trên toàn cầu mà không phải băn khoăn về cách quản lý vận hành.
Phần mềm CRS cần thiết cho daonh nghiệp du lịch - lữ hành
Phần mềm CRS cần thiết cho daonh nghiệp du lịch – lữ hành
  • Tăng doanh thu trực tiếp: Việc tăng số lượng người trực tiếp đặt phòng luôn là điều các khách sạn, hãng hàng không mong muốn vì sẽ giúp giảm bớt được chi phí hoa hồng cho các kênh phân phối. Tích hợp hệ thống đặt phòng trung tâm cho phép bạn vận hành các kênh bán hàng trực tiếp một cách hiệu quả hơn với trải nghiệm đặt trước phòng không thua kém gì so với các kênh OTA.
  • Giảm thiểu lỗi đặt phòng: Việc đồng bộ hóa toàn bộ thông tin đặt phòng thông qua phần mềm CRS sẽ giúp bạn giảm thiểu các lỗi, sai sót hay xảy ra như việc đặt trùng, đặt nhầm phòng, sai thông tin khách hàng, hay quá tải.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian: So với cách làm thủ công, bộ phận đặt phòng sẽ phải tiến hành lấy thông tin đặt phòng từ những kênh phân phối và tự nhập bằng tay vào hệ thống quản lý khách sạn. Nay với phần mềm CRS, hệ thống tự động tiếp nhận, gửi thông tin và đồng bộ thông tin khách hàng đặt phòng từ những hệ thống phân phối sang hệ thống quản lý của khách sạn. Việc này sẽ giúp tiết kiệm thời gian vận hành ở bộ phận đặt phòng cũng như hạn chế những chi phí quản lý cho khách sạn.
  • Quản lý hiệu quả doanh thu: Toàn bộ những dữ liệu, các báo cáo doanh thu, tình trạng đặt hủy phòng, số lượng phòng có trên hệ thống CRS sẽ đều được cập nhật tính theo thời gian thực. Do đó, bạn có thể theo dõi doanh thu một cách nhanh chóng hay in xuất báo cáo bất kỳ khi nào bạn muốn. Đặc biệt với chuỗi khách sạn thì tính năng của công cụ này còn giúp bạn quản lý doanh thu của tất cả cơ sở dù bất kể vị trí địa lý nào.

Có thể bạn quan tâm: Cio là gì? Thông tin cần biết CIO (Chief Information Officer)

Các hệ thống CRS được sử dụng hiện nay trên thế giới

Hầu hết những hệ thống CRS này đã được chuyển cổ phần từ các thương hiệu, hãng hàng không sang các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ GDS để tiến hành phục vụ cho việc duy trì cũng như phát triển các tính năng mới. Một số hệ thống CRS được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm EDS của HP – Hewlett Packard, SabreSonic của Sabre hoặc Navitaire của Amadeus.

Kết luận

Với thông tin đã được Topbankvn đề cập ở bài viết trên, mong rằng độc giả có thể hiểu hơn về CRS là gì cũng như vai trò của chúng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn, chúc bạn có một ngày tốt lành

Leave a Reply