Hiện nay xu hướng mua xe trả góp ngày một phổ biến hơn. Tuy nhiên, có nhiều khách hàng khi muốn mua xe trả góp nhưng bị một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc mua xe trả góp, đó là nợ xấu tại các ngân hàng, đơn vị tài chính.
Với trường hợp này thì có đơn vị nào hỗ trợ mua xe máy trả góp bao nợ xấu hay không? Nợ xấu mua xe trả góp được không? Đây đều là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để tìm hiểu nội dung chi tiết về giải đáp thắc mắc, mời bạn xem bài viết của Topbankvn dưới đây nhé!!!!
Mua xe trả góp là gì?
Mua xe trả góp là hình thức khi mua khách hàng không phải thanh toán toàn bộ số tiền với giá trị của chiếc xe đó. Khách hàng chỉ cần trả trước 1 khoản nhỏ 20 – 50% trên tổng số tiền và phần còn lại sẽ được trả đều hàng tháng kéo dài trong 1 hạn mức nhất định.
Không cần phải thế chấp tài sản, hồ sơ thủ tục vay nhanh chóng, lãi suất ưu đãi,vv… Đây là một trong những ưu điểm tuyệt vời khi khách hàng lựa chọn hình thức vay mua xe máy trả góp hiện nay.
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là những khoản nợ khó đòi, người vay không thể thanh toán được dù đã đến hạn thanh toán được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời gian quá hạn vượt quá 90 ngày được xem là nợ xấu.
Những người mắc nợ xấu sẽ được thống kê và lưu vào danh sách trên hệ thống Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC). Nợ xấu là một yếu tố khách quan thể hiện mức độ đáng tin cậy của khách hàng trong bất kỳ khoản vay nào nói chung và khoản vay mua xe trả góp nói riêng.
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN quy định, các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm sau đây:
- Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn: Là những khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn, bao gồm nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày.
- Nhóm 2 – Nợ cần chú ý: Bao gồm nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày và nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
- Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn: Bao gồm 6 loại, trong đó phổ biến nhất là nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày và nợ gia hạn lần đầu.
- Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ: Cũng bao gồm 6 loại, trong đó chủ yếu là nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai.
- Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn: Bao gồm 8 loại, thường gặp nhất là nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ lần thứ 3 trở lên.
Trong đó, nợ xấu là những khoản nợ được tổ chức tín dụng xếp vào nhóm 3, 4, 5.
Nợ xấu có mua xe trả góp được không?
Khách hàng rơi vào tình trạng nợ xấu rất khó có thể vay vốn dù ở bất kỳ ngân hàng nào. Tất cả các thông tin liên quan đến khoản nợ xấu đều sẽ được lưu lại ở Trung tâm tín dụng CIC, từ họ tên, nơi vay, thời gian quá hạn cho đến cả các khoản vay hiện tại. Thời hạn lưu trữ thông tin lên đến 3 – 5 năm sau khi người vay đã thanh toán hết cả gốc lẫn lãi.
Tùy vào nhóm nợ xấu mắc phải để xem xét khách hàng mắc nợ xấu có mua xe trả góp được không. Có trường hợp có thể tiếp tục vay trả góp thuận lợi, cũng có những trường hợp ngân hàng sẽ từ chối cho vay.
Nếu khách hàng đang có nợ xấu thuộc nhóm 3, 4, 5 thì gần như chắc chắn sẽ không được ngân hàng duyệt mua xe trả góp vì khả năng rủi ro quá cao. Còn nợ xấu nhóm 1, nhóm 2 vẫn sẽ được xem xét cho vay. Có một số nơi vẫn chấp nhận khách hàng mua xe trả góp hiện tại đang có nợ nhóm 1, nhóm 2.
Với những khách hàng thuộc nhóm 2, nợ xấu sẽ được xóa sau 12 tháng kể từ ngày khách hàng hoàn trả toàn bộ tiền gốc và lãi vay. Tuy nhiên, nếu trong 12 tháng gần nhất khách hàng không trễ hạn thanh toán quá 2 lần liên tiếp và thời điểm nộp hồ sơ vay trả góp vẫn đang đóng tiền thanh toán bình thường thì vẫn có thể được xem xét vay mua xe trả góp.
Mặt khác, không phải cứ có nợ xấu nhóm 3, 4, 5 là khách hàng sẽ không thể mua xe trả góp. Khách hàng có thể vay để mua xe trả góp trở lại sau 5 năm xóa nợ xấu nhóm 3, 4, 5 và 12 tháng xóa nợ xấu nhóm 2.
Bên cạnh nợ xấu cá nhân thì nợ xấu của người thân cũng cần được chú ý. Khi mua xe, ngân hàng cũng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp sổ hộ khẩu. Nếu các thành viên trong gia đình có nợ xấu, nhất là vợ/chồng hoặc con cái thì khả năng khách hàng cũng sẽ không được chấp nhận yêu cầu mua xe trả góp. Tuy nhiên, vẫn có những ngân hàng hỗ trợ vay trả góp cho khách hàng dù người thân của họ có nợ xấu.
Nguyên nhân nợ xấu là gì?
Nợ xấu được ghi nhận trên CIC (Trung tâm tín dụng cấp quốc gia) là những khoản tiền mà khách hàng không có khả năng chi trả tại đơn vị cho vay. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, tuy nhiên có 3 nguyên nhân chính dưới đây.
Mất khả năng chi trả
Mất khả năng chi trả là nguyên nhân lớn nhất gây nên tình trạng nợ xấu. Khách hàng khi vay tiền đã đánh giá không đúng về tình hình tài chính của mình. Đồng thời, một số khách hàng có khả năng đầu tư yếu kém dẫn đến bị thua lỗ.
Khách hàng không có khả năng quản lý nên khiến cho các dòng vốn không xoay vòng được. Từ đó, không có tiền trả cho phía ngân hàng và phát sinh tình trạng nợ xấu.
Vấn đề lãi suất cao
Lãi suất cao cũng là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu. Các đơn vị trả góp thường cho vay với mức lãi suất cực cao. Điều này khiến cho nhiều người không có đủ khả năng để trả tiền lãi. Sau một thời gian, số tiền lãi lớn lên rất nhiều làm cho khách hàng không có khả năng chi trả. Do vậy, lãi suất cao khiến cho nhiều khách hàng bị nợ xấu.
Đứng tên vay cho người thân, bạn bè
Một số khách hàng không có nhu cầu vay tiền nhưng lại đứng tên vay cho người thân. Sau đó, người thân của khách hàng không trả nợ theo đúng hạn. Khi đó, những người đứng tên vay phải chịu nợ xấu vì khoản nợ chưa được thanh toán.
Điều kiện mua xe trả góp
Muốn mua trả góp thì bạn cần phải đảm bảo những giấy tờ cũng như những điều kiện cơ bản nhất dưới đây:
- Đảm bảo có giấy tờ tùy thân đầy đủ: chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu thường trú
- Cam kết thu nhập hoặc bảng lương làm việc để đảm bảo xác nhận khả năng chi trả đúng hạn.
- Đủ 18 tuổi trở lên. Độ tuổi đủ chịu trách nhiệm pháp lý khi vi phạm cam kết vay mua.
Đó là những điều kiện cơ bản nhất để có thể thực hiện vay mua trả góp sản phẩm tiêu dùng mà bạn nên lưu ý.
Quy trình mua xe máy trả góp hiện nay
Bước 1: Sau khi chọn được chiếc xe máy trả góp ưng ý tại hãng, bạn cần thương lượng xác định khoản tiền mình sẽ phải trả trước. Có thể chọn trả tối thiểu 40% hay tối đa 70% giá trị của xe, tùy thuộc vào khả năng tài chính của bạn. Nếu chứng minh tài sản đủ khả năng vay vốn, số tiền trả trước có thể thấp hơn 40% (khoảng 20% đến 30%).
Bước 2: Chọn lựa công ty tài chính hay ngân hàng uy tín để vay vốn mua xe trả góp. Bạn sẽ được nhân viên hãng giới thiệu các ngân hàng liên kết với cửa hàng hoặc nếu muốn, cũng có thể tự chọn một địa chỉ uy tín cho mình. Sau đó, khách hàng gặp trực tiếp nhân viên đại diện ngân hàng để hoàn tất các thủ tục mua xe máy trả góp, thẩm định vay vốn.
Bước 3: Khi đã được sự đồng ý từ phía ngân hàng vay vốn, ký kết hợp đồng tín dụng, nhân viên bán hàng sẽ hướng dẫn khách hàng làm thủ tục giấy tờ mua xe máy trả góp cho xe. Trả trước một phần tùy theo yêu cầu chiếc xe và khả năng chi trả của bạn tại thời điểm đó (Khi ngân hàng nhận hợp đồng của bạn, họ sẽ yêu cầu chứng minh tài sản).
Bước 4: Nhận xe và về nhà trong vòng 30 phút.
Công thức mua xe trả góp hiện nay
Mua xe trả góp thì bạn cần quan tâm đến hai khoản thanh toán, đó là tiền gốc phải trả hàng tháng và tiền lãi suất cao nhất cần trả hàng tháng.
Để tính được hai khoản tiền này, bạn có thể áp dụng hai công thức sau:
- Tiền gốc hàng tháng = tổng số tiền vay/ tổng thời gian vay (bao nhiêu tháng)
- Tiền lãi hàng tháng = Tiền gốc còn lại/ 12 tháng x lãi suất
Các ngân hàng hỗ trợ mua xe trả góp
Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng đang hỗ trợ mua xe trả góp như: VIB, VPBank, TPBank, M Credit, Fe Credit, Home Credit….và một số những công ty tài chính tư nhân khác. Chính vì vậy nên khách hàng có nhiều sự lựa chọn những công ty tài chính uy tín.
Tùy vào từng trường hợp nợ xấu khác nhau, ngân hàng hoặc công ty tài chính sẽ xem xét và cho vay mua xe trả góp.
Đối với ngân hàng:
- Mức tài trợ thông thường 70% trên tài sản thế chấp thời gian tối đa 5 năm.
- Lãi suất thông thường của NHTMCP dao động trung bình 1%/Tháng
- Chi phí: phí thủ tục hành chánh gồm: phí đảm bảo tài sản, phí mở tài khoản, phí công chứng sao y, cà vẹt xe, mua bảo hiểm thân xe.
Công ty cho thuê tài chính:
- Mức tài trợ tối đa 70% trên tài sản thế chấp thời gian tối đa 05 năm.
- Lãi suất ưu đãi : tùy công ty, thường là 1.5%.
- Công ty cho thuê tài chính đứng tên chủ xe, sau khi khách trả hết nợ, công ty sẽ sang tên lại cho khách.
- Chi phí: phí thủ tục hành chính,thủ tục hành chính tại công ty cho thuê tài chính gồm: phí đảm bảo tài sản, phí mở tài khỏan, phí công chứng sao y, cà vẹt xe, mua bảo hiểm thân xe trong thời gian vay.
Một số công ty cho mua trả góp khi bị nợ xấu
Hầu hết các ngân hàng không cho vay khi người đó bị mắc nợ xấu. Tuy nhiên thì vẫn còn một kênh vay tiền khác đó là các công ty tài chính. Cụ thể đó là:
- M Credit: Điều kiện để khách hàng vay được ở công ty này là thuộc nhóm 1 nhưng không trả chậm thường xuyên và liên tục.
- Fe Credit: Hỗ trợ cho khách hàng vay khi nằm trong nhóm nợ xấu 1, 2 và đã hoàn tất tiền nợ và phí phạt của ngân hàng.
- Home Credit:
- Dành cho những khách hàng bị nợ xấu nhóm 1, 2 và có nghề nghiệp với mức lương ổn định.
- Qua đây có thể thấy các công ty tài chính đều cho khách hàng vay khi nằm trong nhóm nợ xấu 1 và 2. Trường hợp bị nợ xấu nhóm 3 hoặc 5 nếu muốn vay mua trả góp thì bạn nên gọi điện trực tiếp đến công ty để thương lượng để họ xem xét.
Cách xóa nợ xấu nhanh chóng
Nợ xấu đem đến rất nhiều bất lợi khi thông tin người vay đã bị lưu lại thông tin trên danh sách nợ xấu của CIC. Chính vì thế, rất nhiều người quan tâm đến cách xóa nợ xấu nhanh chóng, hiệu quả, nhất là những khách hàng đang có ý định vay tiền mua xe trả góp.
Đối với khoản nợ dưới 10 triệu đồng
- Người vay cần nhanh chóng thanh toán hết tất cả số tiền nợ hiện tại. Lịch sử nợ xấu của khách hàng sẽ được xóa khỏi hệ thống CIC sau khi tất toán.
Đối với khoản nợ trên 10 triệu đồng
- Người vay cần tất toán khoản nợ hiện có cả gốc lẫn lãi một cách sớm nhất có thể. Trong khoảng 12 tháng, khách hàng sẽ lại có thể đáp ứng điều kiện tín dụng của ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khi có nhu cầu vay tiền.
- Tuy nhiên, với các nợ xấu nhóm 3, 4, 5 thì khách hàng sẽ không được cho vay dưới bất kỳ hình thức nào. Phải đến 5 năm sau khi khách hàng tất toán hết các khoản nợ thì tình trạng tín dụng mới bình thường trở lại và có thể vay vốn khi có nhu cầu.
Cách phòng tránh nợ xấu
Để hạn chế những rắc rối không cần thiết trong việc vay vốn trong tương lai, phòng tránh nợ xấu là điều cực kỳ quan trọng. Sau đây là những lưu ý tránh mắc phải nợ xấu:
- Hiểu rõ khả năng tài chính của bản thân: Trước khi quyết định vay vốn, khách hàng cần đọc kỹ các điều khoản, hợp đồng, ước lượng chính xác được khả năng chi trả của bản thân rồi mới đưa ra quyết định.
- Lựa chọn khoản vay hợp lý: Khách hàng nên lựa chọn những khoản vay hoặc chi tiêu tín dụng không quá 50% thu nhập hàng tháng để đảm bảo chắc chắn khả năng chi trả.
- Lên kế hoạch sử dụng vốn vay hợp lý: Việc sử dụng vốn vay hiệu quả giúp khách hàng thu được lợi nhuận, thanh toán được hết nợ một cách nhanh chóng.
- Có ý thức về thời gian thanh toán: Người vay cần nhớ rõ thời gian thanh toán để trả nợ đúng hạn, tránh trường hợp mắc phải nợ xấu chỉ vì quên mất thời kỳ hạn trả nợ.
- Tránh vay nhiều nơi, nợ mới đắp nợ cũ: Việc này đem lại rủi ro rất lớn cho người vay, dễ dẫn đến tình trạng nợ dồn nợ cuối cùng không thể thanh toán nổi.
- Liên hệ ngân hàng khi gặp biến cố: Khi không thể trả nợ ngân hàng đúng kỳ hạn, khách hàng cần liên lạc ngay với nhân viên để trao đổi thông tin và tìm được phương án trả nợ tối ưu nhất.
Tóm lại, nợ xấu có mua xe trả góp được không còn tùy thuộc vào nhóm nợ xấu mà khách hàng đang mắc phải. Tuy nhiên, thay vì khi có nhu cầu mua xe trả góp mới tìm cách giải quyết nợ xấu thì khách hàng nên lưu ý tránh bị nợ xấu ngay từ đầu để giảm bớt đáng kể rắc rối về sau.
Kết Luận
Như vậy bài viết trên Topbankvn đã tổng hợp các thông tin chi tiết về “nợ xấu mua xe trả góp có được không?”, nên mua ở đơn vị nào để bạn đọc có thể hiểu rõ. Nếu bạn đang bị nợ xấu nhưng có nhu cầu mua xe máy dùng làm phương tiện di chuyển thì hãy tham khảo 1 trong các đơn vị hỗ trợ vay nợ xấu khi mua xe được đề cập ở trên nhé.