Paypal là gì? Thời đại hiện nay nền tảng công nghệ thông tin phát triển, con người ngày càng hướng tới nhiều hơn việc giao dịch qua nền tảng điện tử. Một trong những mô hình thanh toán trên mạng được nhiều người yêu thích hiện nay đó là sử dụng ví điện tử Paypal.
Việc thanh toán quốc tế qua mạng đang ngày càng phát triển thì việc có cho mình một tài khoản Paypal là không thể thiếu. Việc thanh toán online, giao dịch chuyển tiền quốc tế trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết thông qua ví điện tử Paypal. Tuy nhiên, để thực hiện được giao dịch bạn cần nạp tiền vào Paypal của mình. Nhiều người muốn sử dụng ứng dụng này lại chưa biết cách nạp tiền vào Paypal. Ngày hôm nay hãy cùng với Topbankvn đi tìm hiểu cách nạp tiền vào paypal cho người chưa biết nhé!!!!
PayPal là gì?
Giới thiệu
Ví điện tử PayPal là một ứng dụng dùng để thanh toán và giao dịch online quốc tế. Giúp cho việc nhận – chuyển tiền được nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu ngay lập tức. Về cơ bản, nó hoạt động khá giống với các ví điện tử của các ngân hàng hiện nay nên bạn có thể xem nó như một ứng dụng internet banking của các ngân hàng.
Bất cứ ai cũng có thể đăng ký và sử dụng ví Paypal với thao tác đơn giản, dễ thực hiện. Bạn có thể mua sắm online, gửi tiền đi nước ngoài hay chuyển tiền về Việt Nam,vv… đều được Paypal hỗ trợ.
Lịch sử hình thành
PayPal được thành lập bởi Elon Musk, Max Levchin, Peter Thiel, Luke Nosek, Ken Howery vào năm 1998 và có trụ sở đặt tại San Jose, California, Hoa Kỳ. Mới đầu, PayPal được đặt bằng cái tên khác là Confinity, sau đó PayPal được thành lập và phát triển như một dịch vụ chuyển tiền vào năm 1999 được John Malloy từ BlueRun Ventures tài trợ.
Vào năm 2001, PayPal được mở rộng nhanh chóng và giám đốc điều hành quyết định đưa PayPal vào sử dụng rộng rãi vào năm 2002. Hiện nay, Paypal đã có nhiều chi nhánh khắp các nước trên thế giới với mạng lưới liên kết đối tác khắp mọi nơi, đặc biệt là với các ngân hàng.
Đánh giá ưu và nhược điểm của ví Paypal
Ưu điểm của Paypal là gì?
Cũng giống như những ứng dụng khác, Paypal được sáng tạo nên để phục vụ cho nhu cầu người sử dụng.
- Tính bảo mật cá nhân cao cho người sử dụng thanh toán với Paypal.
- Nhanh chóng và tiện lợi trong thanh toán: Với Paypal, bạn có thể sử dụng để thanh toán Quốc tế một cách nhanh chóng. Đây là một ưu điểm nổi bật của Paypal so với các ví khác như Momo, Viettelpay chỉ chỗ trợ trong nước.
- Miễn phí chuyển tiền giữa các tài khoản: Paypal áp dụng chính sách miễn chí chuyển và nhận tiền giữa các tài khoản có liên kết như người thân, bạn bè…
- Nhiều đối tác thanh toán: theo đo lường, hầu hết các website bán hàng online hay cửa hàng kinh doanh đều áp dụng hình thức thanh toán qua Paypal, chiếm tới hơn 80%.
- Sở hữu một mạng lưới hệ thống người dùng sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
- Giao dịch giữa người bán và người mua được diễn ra an toàn (bởi hệ thống có tính năng “đòi” lại tiền sau khi gửi tiền đến một tài khoản bị lừa đảo khác).
- PayPal có dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng nhanh chóng, nhiệt tình và tận tâm.
- Hệ thống giao dịch tiền của Paypal giúp cho người dùng sử dụng không bị rò rỉ thông tin cá nhân về tài khoản ngân hàng trong mỗi lần thanh toán, bởi bạn không cần phải nhập số thẻ thanh toán quốc tế vì lúc đăng ký tài khoản trước đó bạn đã cung cấp.
- Sử dụng Paypal cực kỳ tiện lợi cho người sử dụng, khả năng giao dịch, mua sắm và thanh toán khắp muôn nơi với ứng dụng này.
- Một điểm mạnh của ứng dụng này đó là sở hữu hệ thống chăm sóc khách hàng tận tình, nhiệt tình, tận tâm với khách hàng.
Có thể thấy ứng dụng thanh toán điện tử này sở hữu rất nhiều những điểm mạnh và những điểm đặc biệt riêng mà chỉ có ở Paypal nên khách hàng mới ưa thích sử dụng ứng dụng này hơn những ứng dụng thanh toán khác.
Nhược điểm khi sử dụng Paypal
Có ưu điểm thì sẽ có nhược, Paypal củng không ngoại lệ. Dưới đây là một số điểm bất cập mà nhiều khách hàng chưa hài lòng khi sử dụng Paypal:
- Phí giao dịch cao: 4,4% +0,3$ là số tiền phí dịch vụ bạn phải trả cho Paypal đối với các hóa đơn thương mại. Cao hơn khá nhiều so với các hình thức thanh toán khác.
- Phí rút tiền về tài khoản ngân hàng cao: 60.000 VNĐ (chưa tính phát sinh tỷ giá ngoại tệ) đó là mức phí bạn phải trả cho Paypal khi rút tiền về tài khoản ngân hàng. Hơi cao phải không?
- Tình trạng khóa tài khoản Paypal khá phổ biến: nguyên nhân bắt nguồn từ tình trạng rửa tiền qua Paypal khá phổ biến hiện nay.
Paypal có an toàn khi sử dụng không?
Một trong những điều ấn tượng mà khiến Paypal được sử dụng toàn cầu chính là tính bảo mật cùng độ an toàn. Paypal được xem là ví điện tử có tính bảo mật cao nhất ở thời điểm hiện tại.
Bảo mật an toàn
Khi sử dụng Paypal bạn sẽ phải đăng ký mật khẩu mạnh với ít nhất 8 ký tự bao gồm cả chữ hoa và chữ thường, số và ký hiệu, tránh sử dụng từ phổ biến vì thường không bảo mật cao. Paypal yêu cầu không sử dụng mã PIN dễ đoán, dùng ít nhất 4 chữ số càng dài thì càng bảo mật cao.
Bảo vệ tài khoản phần mềm độc hại
Phòng tránh Virus có thể xâm nhập vào các thiết bị máy tính hoặc điện thoại của bạn từ những lỗ hổng bảo mật đến phần mềm hay các tệp tải xuống không an toàn. Bởi một khi chúng xâm nhập vào hệ thống của bạn, sẽ ghi lại tất cả những nội dung và thông tin của bạn bao gồm cả tên đăng nhập và mật khẩu cùng các thông tin cá nhân quan trọng khác.
Để đảm bảo quyền lợi tối ưu của mình khi sử dụng giao dịch PayPal thì bạn nên đánh giá độ uy tín của trang web bán hàng bạn mua hàng, và lưu ý chỉ thanh toán qua website chính thức.
Đăng ký tài khoản Paypal
Trước khi mở tài khoản Paypal bạn hãy chắc chắn rằng có thể đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
Điều kiện mở tài khoản Paypal
- Đủ 18 tuổi trở lên và có CMND hoặc Căn cước công dân
- Sở hữu một trong các loại thẻ: Visa, Mastercard, American Express.
- Có địa chỉ email.
- Có nhu cầu thực hiện các giao dịch quốc tế.
- Có thiết bị kết nối internet như điện thoại, máy tính…
Hướng dẫn đăng ký
Bước 1: Truy cập vào trang chủ Paypal.
Bước 2: Chọn Đăng ký ngay để đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản.
Bước 3: Chọn Tài khoản cá nhân/Tài khoản doanh nghiệp.
Bước 4: Bấm Tiếp theo để chuyển sang bước lập tài khoản.
Bước 5: Điền đầy đủ thông tin tài khoản mà Paypal yêu cầu như số điện thoại, quốc tịch, email, mật khẩu. Riêng đối với mật khẩu thì bạn phải đặt dài ít nhất 8 ký tự, bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số thì mới được Paypal chấp nhận vì đảm bảo đủ an toàn.
Bước 6: Điền chính xác các thông tin cá nhân như họ và tên, ngày sinh, số CMND/CCCD, số điện thoại và Mã zip code. Mã zip code được cung cấp theo khu vực, bạn nên tra cứu cẩn thận, rõ ràng về Mã zip code của nơi mình đang sống trước khi đăng ký.
Bước 7: Đánh dấu tích vào ô đồng ý với có điều khoản của Paypal để chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 8: Nhập thông tin thẻ VISA của bạn bao gồm số thẻ (tức là 16 số được in trên mặt trước thẻ của bạn), thời hạn sử dụng thẻ (thông tin ngày hết hạn thẻ cũng có in trên mặt trước của thẻ), số CVV của thẻ (là 3 số nằm ở góc ngoài cùng bên trái, trên nền trắng ở mặt sau thẻ).
Cách nạp tiền vào Paypal cho người chưa biết
Cũng giống như bao ứng dụng thanh toán điện tử khác thì bạn phải chuyển được tiền của mình vào trong tài khoản Paypal thì mới có thể sử dụng ứng dụng này để thanh toán được. Sẽ có bốn cách nạp tiền vào Paypal thường được dùng như sau:
Nạp tiền vào Paypal thông qua ngân hàng
Bạn có thể ra ngân hàng hoặc phòng giao dịch gần nhất để liên kết tài khoản ngân hàng của mình với Paypal và nhờ nhân viên hỗ trợ việc nạp tiền vào tài khoản Paypal của bạn.
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản PayPal của bạn trên điện thoại. Chọn Chuyển tiền (Add Money) ngay dưới mục PayPal Balance.
Bước 2: Nhấp vào Thêm vào số dư của bạn → Chọn ngân hàng của bạn → Nhập số tiền bạn muốn nạp → Nhấn vào Thêm.
Khi nạp tiền vào PayPal qua thẻ ngân hàng, tiền trong tài khoản PayPal sẽ có trong 3 đến 5 ngày. Khi nạp tiền bằng hình thức này, bạn sẽ không phải trả thêm phí dịch vụ. Một điều cần phải chú ý là tài khoản ngân hàng liên kết với PayPal phải cùng chủ sở hữu đã đăng ký với PayPal.
Nạp tiền Paypal thông qua thẻ cào
Việc nạp tiền vào PayPal thông qua thẻ cào hay còn gọi là PayPal Cash là hoàn toàn không khả thi ở Việt Nam, dịch vụ này chỉ được áp dụng tại Mỹ và những quốc gia được hỗ trợ khác.
Sở dĩ như vậy là do để thực hiện dịch vụ này bạn phải đến đại lý của PayPal để nhân viên hỗ trợ nạp cho bạn mà tại Việt Nam thì chưa có ngân hàng hay đại lý nào của PayPal cả. Nhưng đối với nước Mỹ và một số quốc gia khác, hình thức nạp này lại khá phổ biến. Lưu ý khi nạp tiền bằng hình thức này bạn sẽ phải chi trả một khoản phí cho đại lý hỗ trợ bạn.
Nạp tiền vào Paypal thông qua thẻ Visa, Mastercard
Người dùng có thể thực hiện việc nạp tiền vào Paypal thông qua thẻ Visa hoặc Mastercard, tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam chưa hỗ trợ hai loại thẻ này. Vì vậy, bạn có thể dùng thẻ Visa, Mastercard trả trước để thực hiện giao dịch chuyển tiền (nếu bạn chưa có thẻ thì hãy tới ngân hàng để đăng ký), bạn có thể chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác hoặc mua lại USD từ những đối tượng uy tín khác để thực hiện việc nạp tiền.
Nạp tiền Paypal thông qua thẻ American Express, Discover
American Express và Discover là hai loại thẻ tín dụng quốc tế được sử dụng phổ biến rộng rãi và rất nhiều người tin dùng trên khắp thế giới, và người dùng hoàn toàn có thể dễ dàng nạp tiền vào tài khoản Paypal của mình thông qua hai loại thẻ này. Tuy nhiên để sở hữu thẻ này thì bạn cần phải mở thẻ trước tại các ngân hàng hoặc phòng giao dịch.
Nạp tiền vào PayPal nhờ tài khoản PayPal khác
Một cách khác để nạp tiền vào tài khoản PayPal của bạn đó là nhờ bạn bè, người thân, những người có tài khoản PayPal chuyển tiền cho bạn. Để làm điều này, hãy đưa tiền mặt cho người thân, bạn bè sau đó cho họ biết địa chỉ email mà bạn đã đăng ký PayPal để họ chuyển một số tiền tương đương từ tài khoản PayPal của họ sang tài khoản PayPal của bạn.
Một số câu hỏi thường gặp về Paypal
Nạp tiền vào Paypal có mất phí không?
Khi thực hiện giao dịch nạp tiền vào tài khoản Paypal bạn sẽ được hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, bạn cũng phải chịu các khoản phí khi sử dụng ví Paypal vào các trường hợp như:
- Sẽ có 1 khoản phí khi chuyển tiền vào ví Paypal bằng tài khoản ngân hàng. Số phí sẽ tùy thuộc vào loại thẻ và số tiền mà bạn chuyển vào.
- Nạp tiền vào tài khoản Paypal theo hình thức thẻ cào hay Paypal Cash, bạn sẽ trả 1 khoản phí tại các đại lý hỗ trợ.
- Khi giao dịch chuyển tiền hoặc rút tiền về tài khoản ngân hàng, bạn cũng sẽ phải trả 1 khoản phí theo quy định của Paypal đã đề ra.
Tại sao không nạp tiền được vào tài khoản Paypal?
Nguyên nhân tại sao khi đã liên kết tài khoản thành công để tiến hành nạp tiền vào ví Paypal. Nhưng khi kiểm tra tài khoản ví Paypal lại chưa nhận được tiền hoặc lỗi không gửi được. Dưới đây là các lý do bạn có thể nắm:
- Có thể là tài khoản ngân hàng của bạn không đủ số dư để thực hiện việc gửi tiền quá số tiền hạn mức.
- Tài khoản ngân hàng của bạn đã bị đình chỉ, khóa.
- Nhập thông tin tài khoản sai nên khi chuyển tiền giao dịch không thành công.
- Giao dịch mua bán tiền Paypal bên ngoài gặp lừa đảo khi bạn đã chuyển tiền nhưng phía người bên kia không chuyển lại vào ví Paypal cho bạn.
Hoặc các thao tác, giao dịch bạn đã kiểm tra chính xác nhưng vẫn chưa nhận được tiền. Bạn có thể liên hệ với bộ phận Paypal để nhờ nhân viên hỗ trợ giải quyết.
Các thông tin liên quan đến ứng dụng Paypal bạn có thể liên hệ khi gặp sự cố:
- Điện thoại: 00-65-6510-4584.
- Gmail: general-verification@paypal.com
Paypal có hoàn tiền cho khách hàng khi gặp sự cố không?
Khi sản phẩm thanh toán qua Paypal có bất cứ vấn đề hư hỏng hay không như thông tin trên web thì khách hàng chỉ cần báo cáo cho Paypal sẽ được hoàn lại 100% tiền vào tài khoản của bạn.
Phí giao dịch của Paypal là bao nhiêu?
Khách hàng giao dịch tại Paypal hoàn toàn không mất phí tuy nhiên khi mua sắm online thì vẫn có thể chịu các loại phí khác từ người bán.
Kết Luận
Bài viết trên Topbankvn đã chia sẻ 5 cách nạp tiền vào PayPal mà bạn nên biết. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ hỗ trợ nhiều cho bạn trong việc nạp tiền vào PayPal. Hãy lựa chọn cách mà bạn cảm thấy tiện lợi, phù hợp nhất với bản thân. Chúc các bạn thành công. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.
Pingback: Paypal liên kết với ngân hàng nào? 2 Cách liên kết Paypal với ngân hàng nhanh nhất
Pingback: Perfect Money là gì? Hướng dẫn cách sử dụng ví Perfect Money dễ dàng nhất