Số CIF là gì? Nếu bạn là một nhà kinh doanh thì chắc hẳn cái tên CIF đã quá quen thuộc với bạn. Nhưng nếu cụm từ CIF hoạt động ở lĩnh vực tài chính tín dụng thì sao? Chúng ta nên hiểu số CIF là gì trong trường hợp này? Cách CIF tạo ra giá trị bảo mật như thế nào cho tài khoản khách hàng? Hãy cùng Topbankvn đi tìm câu trả lời thông qua bài viết sau đây nhé!
Số CIF là gì?
Theo danh xưng tiếng Anh, CIF là cụm từ vắn tắt của Customer Information File và được thể hiện bằng ký tự (6-8 chữ số). Chúng ta có thể hiểu đơn giản nó chính là một tệp chức năng có tác dụng chứa đựng và lưu trữ thông tin khách hàng. Trong ngân hàng, số CIF là một mã số đại diện cho mỗi khách hàng.
Thông thường mỗi mã CIF sẽ là một dãy số có độ dài từ 8 đến 11 ký tự, tùy theo cách đặt của từng ngân hàng và tất cả các tài khoản ngân hàng của khách hàng chỉ được liên kết với duy nhất 1 mã số CIF. Rất nhiều khách hàng thường bị nhầm tưởng số CIF là số tài khoản ngân hàng hoặc là số thẻ. Tuy nhiên, các bạn cần phải hiểu là số thẻ, số tài khoản không phải số CIF. Cụ thể là:
- 4 chữ số đầu tiên được mặc định là mã ấn định của nhà nước. Ví dụ thẻ ghi nợ nội địa tại Việt Nam sẽ có 4 số đầu tiên là 9704.
- 2 chữ số tiếp theo là mã của ngân hàng bạn đang sử dụng. Nếu là ngân hàng VP Bank thì sẽ có mã là 31, ngân hàng VIB bank là 41, Agribank là 80….
- 8 hoặc 11 chữ số tiếp theo mới chính là số CIF của mỗi khách hàng (Số sẽ bao gồm 8-11 chữ số tùy theo cách đặt của mỗi ngân hàng)
- Và các chữ số còn lại trên thẻ sẽ dùng để phân biệt tài khoản của từng khách hàng.
Ví dụ như: thẻ ATM của ngân hàng VPBank có số thẻ là: 9704 3212 3456 7890, trong đó:
- 9704: là mã ấn định là thẻ ghi nợ nội địa
- 32: chính là mã ngân hàng VP Bank.
- 12345678: là mã số CIF của khách hàng
- 90: số được sử dụng để phân biệt tài khoản của khách hàng.
Số CIF có chức năng gì?
Thẻ ngân hàng là một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Có lẽ các bạn đã dùng qua rất nhiều thẻ ngân hàng nhưng ít ai chú ý đến số CIF cũng như vai trò của nó.
CIF ra đời với nhiệm vụ làm đại diện cho chỉ số tín dụng của khách hàng trên nhiều tài khoản. Tức là mọi tài khoản ngân hàng của bạn (dù là cùng hay khác ngân hàng) đều chỉ sử dụng duy nhất một số CIF Như vậy, chúng ta đã hiểu được số CIF là gì? Vậy trong tệp CIF lưu trữ những gì? Đó là các thông tin trực tiếp về tài khoản ngân hàng của bạn.
Số CIF sẽ lưu trữ đầy đủ và chính xác nhất các thông tin tài khoản, giao dịch, số dư tài khoản, dư nợ, mối quan hệ tín dụng… Bao gồm tên đăng ký, số tài khoản, mã pin, dư nợ, dữ liệu liên lạc, ID ảnh để ngân hàng dễ dàng quản lý và kiểm tra thông tin. Hay bất cứ một thông tin gì bạn đã cung cấp khi tạo lập tài khoản. Kèm theo là các mối quan hệ tín dụng, các giao dịch xảy ra trong quá trình sử dụng thẻ ATM cũng được thể hiện trong CIF.
Có thể nói, CIF chính là công cụ đa năng của ngân hàng. Tạo ra hệ thống quản lý một cách đầy đủ và hiệu quả nhất tài khoản của hàng trăm hàng triệu khách hàng trong giao dịch tín dụng.
Phân biệt số CIF, số tài khoản và số thẻ ngân hàng
Đa phần người dùng thẻ ATM thường nhầm lẫn các chỉ số tài khoản như mã số, mã pin, số CIF. Sau khi hiểu được chức năng hoạt động của số CIF là gì! Chúng ta có thể phân biệt từng loại chỉ số trên một cách đơn giản như sau.
Số tài khoản | Số Thẻ | Số CIF |
Là dãy số ngân hàng cấp cho khách hàng khi đăng ký mở tài khoản hoặc thẻ ATM. Số tài khoản được sử dụng cho các giao dịch chuyển tiền, nhận tiền … Độ dài của số tài khoản sẽ từ 9 đến 14 số tùy theo quy định của mỗi khách hàng. Trong đó, 3 số đầu là đại diện cho chi nhánh ngân hàng. | Số thẻ ngân hàng là dãy số được in trên thẻ ATM và thường có 12 số hoặc 19 số với cấu trúc 4 phần rõ rệt như sau: 04 số đầu là mã ấn định của nhà nước. 02 số tiếp theo là mã ngân hàng. 08 số tiếp là CIF của khách hàng. Số còn lại dùng để phân biệt tài khoản giữa các khách hàng. | Mã số CIF có độ dài từ 8 đến 11 chữ số được in nổi trên thẻ ATM và thường sếp sau mã nhà nước, mã ngân hàng. |
Phương thức hoạt động của số CIF
Khi bạn đăng ký bất cứ một tài khoản ngân hàng nào đều phải truy cập chỉ số CIF. Đó chính là yêu cầu bắt buộc của mỗi ngân hàng nhằm đảm bảo công tác cập nhật thông tin và các dữ liệu khách hàng vào hệ thống. Và phương thức hoạt động của CIF cụ thể nhu sau:
- Để duy trì độ chính xác trong lĩnh vực tín dụng, CIF được xem là hồ sơ tích hợp thông tin khách hàng. Bao quát và phản ánh nội dung giao dịch, loại tài khoản đang sử dụng, số dư hiện có, các hoạt động gửi tiết kiệm, cho vay…
- Bên cạnh đó, CIF còn giúp định danh khách hàng như Họ Tên, Địa chỉ, Số điện thoại, đặc điểm nhận dạng…
- Để thể hiện trực quan và đầy đủ thông tin, chỉ số CIF được cập nhật liên tục, thường xuyên. Đồng thời tăng tính quản lý tài chính và hỗ trợ các dịch vụ khác cho khách hàng.
- Để thúc đẩy giao dịch ngân hàng diễn ra an toàn và thuận lợi, danh mục CIF cung cấp các thông tin liên quan đến sản phẩm tín dụng. CIF là gì? CIF là công cụ áp ứng nhu cầu bán chéo của ngân hàng và bổ sung kịp thời các chức năng tài chính theo yêu cầu của chủ thẻ.
- Số CIF giúp ngân hàng dễ dàng dễ dàng phân tích được các hoạt động giao dịch của khách hàng.
- Một số ngân hàng Thương mại còn sử dụng số CIF để hiển thị sản phẩm tín dụng, thẻ tín dụng của khách hàng đang sử dụng tại ngân hàng.
CIF và bảo mật dữ liệu
Ngân hàng bắt buộc phải báo cáo cho cơ quan chức năng biết về cách thức thu thập dữ liệu và cách thức sử dụng các thông tin thu nhập được của khách hàng. Ngoài ra ngân hàng cũng được yêu cầu thực hiện các bước tối thiểu nhất định để bảo vệ dữ liệu để những tình trạng như vô tình tiết lộ thông tin hay sử dụng trái phép thông tin khách hàng không được phép xảy ra.
Số CIF có bao nhiêu chữ số?
Thông thường mỗi mã CIF sẽ là một dãy số có độ dài từ 8 đến 11 ký tự, tùy theo cách đặt của từng ngân hàng. Số CIF được sử dụng để hỗ trợ các chức năng quản lý và dịch vụ mà khách hàng đăng kí sử dụng tại ngân hàng.
Tầm quan trọng của số CIF?
Số CIF đóng vai trò quan trọng trong việc quản lí dữ liệu và thông tin của mỗi khách hàng tại một ngân hàng. Mỗi hành động giao dịch, thay đổi cập nhật thông tin, các khoản lãi, vay, số dư mỗi tài khoản đều được lưu và thống kê ở số CIF.
Hay nói cách khác, mỗi khi bạn có hoạt động thay đổi nào đối với ngân hàng, đều được ghi lại dữ liệu trong số CIF. Do vậy, các thông tin dữ liệu trong CIF của mỗi khách hàng sẽ được cập nhật thường xuyên.
Như đã đề cập, mã số CIF cũng giúp các nhân viên ngân hàng dễ dàng tra thông tin khách hàng hơn mỗi khi có yêu cầu thực hiện thay đổi thông tin, truy xuất giao dịch.
Cấu trúc mã CIF của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam
Nếu bạn đọc quan tâm số CIF là gì và muốn tra cứu số CIF BIDV, số CIF của Vietcombank thì có thể xem hướng dẫn chi tiết ngay dưới đây nhé!
Số CIF của BIDV
Số CIF của BIDV gồm từ 8 số được in nổi trên thẻ ngân hàng BIDV. Nếu bạn đọc muốn tra cứu số CIF BIDV thì tham khảo thông tin sau nhé:
- 6 số đầu của số thẻ BIDV là mã PIN BIDV.
- Mã ngân hàng của BIDV là 18
- Tiếp sau đó là số CIF của ngân hàng BIDV gồm 8 số liền kề.
- Những số còn là mã khách hàng.
Số CIF của TPBank
Tương tự các ngân hàng, mã CIF TPBank được in trên thẻ và là một phần của số thẻ. Cụ thể như sau:
- 6 số đầu tiên mà mã PIN của TPBank.
- 8 số tiếp theo là mã CFI.
- Số còn lại là mã khách hàng.
Số CIF của Vietcombank
Số CIF của Vietcombank cũng có 8 số. Cụ thể như sau:
- 4 số đầu là mã quy ước của ngân hàng nhà nước.
- Số 36 là mã ngân hàng Vietcombank.
- 8 số tiếp theo là mã số CFI Vietcombank.
- Số còn là là mã khách hàng.
Số CIF của VPBank
Số thẻ của VPBank có 12 số và chứa mã CIF. Cụ thể như sau:
.
- Mã ngân hàng chung là 9704.
- Số 32 là mã ngân hàng VPBank.
- 4 số tiếp theo sau đó chính là CIF của VPBank.
- Những số còn lại là mã khách hàng.
Số CIF MB Bank
- Số CIF của MBBank là dãy số 16 chữ số cũng được in nổi trên bề mặt thẻ.
- Dãy số CIF bao gồm 12 chữ số, 4 số đầu là mã quy ước 9704, số tiếp là 22: mã ngân hàng MB Bank, 8 số tiếp là mã CIF, số còn lại dùng để phân biệt tài khoản giữa các khách hàng với nhau.
Số CIF Đông Á Bank
- Số CIF của Đông Á Bank là dãy số 16 chữ số cũng được in nổi trên bề mặt thẻ.
- Dãy số CIF bao gồm 12 chữ số, 4 số đầu là mã quy ước 9704, tiếp đến là mã ngân hàng Đông Á Bank, 8 số tiếp là mã CIF, số còn lại dùng để phân biệt khách hàng trong cùng hệ thống.
Cách tra cứu số CIF nhanh chóng và đơn giản nhất
Qua khái niệm số CIF là gì ở trên chúng ta biết rằng mã số này là một phần của số thẻ. Do đó chúng ta có thể tra cứu số CIF nhanh chóng qua số này. Dưới đây là hướng dẫn cách tra cứu chi tiết.
Tra cứu mã số CIF trên ngân hàng trực tuyến
Bạn đọc có thể đăng nhập Website ngân hàng đang mở tài khoản để biết mã CIF của mình. Cụ thể như sau:
- Đăng nhập Internet Banking trên Website của ngân hàng đang mở tài khoản.
- Chọn mục Tùy chọn sau đó chọn mục Tuyên bố điện tử.
- Chọn khoảng thời gian tuyên bố điện tử.
- Hệ thống sẽ báo tắt tài khoản và số CIF chi tiết.
Tra cứu số CIF trên Mobile Banking
Tương tự cách tra cứu qua Internet Banking, bạn đọc cũng có thể vào App ngân hàng đang mở tài khoản và xem để biết số CIF là gì, là số mấy nhé.
6.3. Cách tra cứu khác
Ngoài các cách tra cứu ở trên, bạn đọc có thể xem số CIF qua nhiều hình thức như: Sổ tiết kiệm, gọi tổng đài hỗ trợ, hoặc xem qua thẻ ATM.
Tra cứu số CIF qua tổng đài CSKH ngân hàng
Bên cạnh giải pháp trên thì bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline chăm sóc khách hàng của ngân hàng để biết thông tin liên quan đến số CIF của bạn.
Dưới đây là một vài số hotline hỗ trợ khách hàng:
- Tổng đài Vietcombank: 1900 54 54 54 13
- Tổng đài Viettinbank: 1900 55 88 68
- Tổng đài Techcombank: 1800 588 822
- Tổng đài Agribank: 1900 55 88 18
- Tổng đài Đông Á bank: 1900 545 464
- Tổng đài SHB – Ngân hàng TMCP Sài Gòn: 1800 588 856
- Tổng đài Sacombank: 1900 5555 88
- Tổng đài MB Bank: 1900 5454 26
Truy vấn số CIF qua cây ATM
- Bước 1: Chọn cây ATM gần nhất, có thể là cây ATM ngân hàng chính chủ hoặc ngân hàng nằm ngoài hệ thống đều được.
- Bước 2: Đút thẻ vào khe, nhập mã pin.
- Bước 3: Đăng nhập và chọn mục “Thông tin tài khoản“.
- Bước 4: Tra cứu số thẻ, từ đó suy ra số Cif cần tìm.
Kiểm tra số CIF tại quầy giao dịch
Cách này thường mất thời gian nhiều hơn nên ít được nhiều người lựa chọn. Đến ngân hàng và xuất trình CMND bản gốc để được hỗ trợ lấy lại mã số Cif. Tùy vào khối lượng giao dịch tại chi nhánh ngân hàng bạn đến mà quyết định thời gian phải chờ là lâu hay ngắn.
Một số cách khác
- Tìm số CIF trên trang đầu tiên của sổ Séc.
- Số CIF được in trên trang đầu tiên của sổ tiết kiệm.
Bị lộ mã số CIF có sao không?
Mã số Cif được in trực tiếp trên thẻ nên việc để lộ thông tin mã số Cif là rất có khả năng. Nếu một người không tìm hiểu về các thuật ngữ ngân hàng, cứ thế mà giao dịch thẻ. Chưa chắn họ đã biết số Cif nằm ở đâu.
Nhưng trong nhiều trường hợp, nhiều người rất dễ dàng nhận ra địa chỉ số Cif của tài khoản ngân hàng bạn. Chúng tôi khuyên bạn cũng không nên quá lo lắng.
Mặc dù mà số Cif có phương thức hoạt động rất mạnh về mảng thông tin chủ thẻ. Nhưng khi ngân hàng chọn in dập nổi số Cì trên thẻ đã phòng ngừa được những ý đồ của kẻ giang. Số tiền trong thẻ của bạn sẽ không bị đe dọa. Tuy nhiên, thẻ ATM giống như một tài khoản, nên cất giữ cẩn trọng thì vẫn bảo đảm hơn.
Kết luận
Chỉ với câu hỏi: CIF là gì? Bài viết trên đã trình bày rất nhiều thông tin thú vị về chỉ số CIF mà lâu nay bạn chưa biết phải không nào? Hy vọng đây là chia sẻ bổ ích giúp bạn nắm bắt cách sử dụng tài khoản ngân hàng thật an toàn nhé!