You are currently viewing Bệnh viện Đống Đa – Cách liên hệ tổng đài CSKH, hotline
Thông tin tổng đài bệnh viện Đống Đa

Bệnh viện Đống Đa – Cách liên hệ tổng đài CSKH, hotline

Bệnh viện Đống Đa là một cơ sở y tế vừa lâu đời vừa uy tín tại thủ đô Hà Nội mà khi nhắc đến, không người dân địa phương nào mà không biết. Nhưng thông tin cụ thể, phương pháp liên hệ, cách thức đặt lịch khám hay quy trình thăm khám chữa bệnh tại đây vẫn còn nhiều người chưa thật sự nắm rõ. Để giúp đỡ bạn điều đó, Topbankvn mời bạn theo dõi bài viết sau đây

Giới thiệu bệnh viện Đống Đa

Bệnh viện Đống Đa với tiền thân là một bệnh xá đống đa, được thành lập sau Giải phóng thủ đô Hà Nội vào năm 1954. Lúc ấy, cơ sở chỉ có 30 giường bệnh và 15 cán bộ nhân viên với các trang thiết bị hết sức đơn giản, nghèo nàn và được đặt tại một cơ sở tư nhân. Đến tháng 11/1994, bệnh xá được Bộ Y tế xếp hạng là bệnh viện đa khoa hạng III của thành phố.

Cổng trước bệnh viện Đống Đa
Cổng trước bệnh viện Đống Đa

Sau đó, năm 2000 Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Y tế Hà Nội đã đầu tư xây dựng thêm cho bệnh xá thêm 1 khu nhà với 3 tầng khang trang, hiện đại dành cho khoa Truyền nhiễm. Đồng thời trang bị cho bệnh viện thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị cho bệnh viện, có thể kể đến như dàn máy xét nghiệm ELISA, PCR realtime, máy định danh vi khuẩn, máy X Quang kỹ thuật số, máy siêu âm 4 chiều, CTScanner, máy đo điện não đồ, lưu huyết não….

Bên cạnh đó, bệnh viện Đống Đa sở hữu đội ngũ cán bộ nhân viên với trình độ chuyên môn cao cùng tinh thần và thái độ phục vụ nhiệt tình chu đáo đã thu hút ngày càng lượt người bệnh đến với bệnh viện khám và điều trị, đưa Đống Đa trở thành một trong những địa chỉ chữa bệnh đáng tin cậy của nhân dân thủ đô. Với sự phát triển vượt trội đó, từ tháng 12/2005 đến thời điểm hiện tại bệnh viện Đống Đa đã trở thành bệnh viện đa khoa hạng II của thủ đô.

Các khoa tại Bệnh viện Đống Đa:

  • Khoa Khám bệnh
  • Khoa Cấp cứu
  • Khoa Hồi sức tích cưc – Chống độc
  • Khoa Ngoại
  • Khoa Gây mê hồi sức
  • Khoa Lão
  • Khoa Nội II
  • Khoa Nội III
  • Khoa Nhi
  • Khoa Y học dân tộc
  • Khoa Liên chuyên khoa
  • Khoa Lọc máu
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Khoa Xét nghiệm
  • Khoa Vi sinh
  • Khoa Dược
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Khoa Truyền Nhiễm

Cơ sở vật chất: Với tiêu chí đem chất lượng dịch vụ y tế tốt nhất đến cho người bệnh cho nên bệnh viện rất chú trọng đến cơ sở hạ tầng lẫn các trang thiết bị y tế tại bệnh viện. Có thể kể đến như: máy siêu âm 4 chiều, máy định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ tự động, máy CT Scanner, hệ thống đo tải lượng virus PCR realtime, máy đo điện tim gắng sức, máy nội soi dạ dày đại tràng, máy chụp X-quang kỹ thuật số, máy nội soi tai mũi họng, máy lưu huyết não, máy đo điện não tâm đồ, hệ thống lọc thận nhân tạo,…

Đội ngũ bác sĩ bệnh viện Đống Đa

Phòng bệnh bệnh viện Đống Đa
Phòng bệnh bệnh viện Đống Đa

Nhắc đến đơn vị y tế Đống Đa, không thể không nhắc đến đội ngũ bác sĩ tại đây. Họ đều là những người có trách nhiệm, giàu tấm lòng y đức và luôn thân thiện, yêu quí với bệnh nhân. Bên cạnh đó, các y bác sĩ còn là những người có trình độ học vấn chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y khoa. Trong đó có thể kể đến như:

  • Giám đốc Bệnh viện: TS. Bác sĩ Lê Hưng
  • Phó giám đốc Bệnh viện: Ths. Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Vân
  • Phó giám đốc Bệnh viện Đống Đa – Nguyên Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – Nguyên giảng viên trường Đại học Y Hải Phòng: Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Thị Phương
  • Bác sĩ điều trị khoa Nội 1 – Giảng viên bộ môn Nội công tác trường cao đẳng Y Hà Nội: Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
  • Bác sĩ điều trị khoa Phụ sản – Kế hoạch hóa gia đình: Bác sĩ Trần Thanh Ma
  • Trưởng khoa Da liễu: Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hương
  • Bác sĩ điều trị: Bác sĩ Phạm Văn Hùng
  • Phó Bí thư đoàn Bệnh viện Đống Đa – Bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt: Ths. Bác sĩ Ngô Nữ Hoàng Anh
  • Bác sĩ điều trị khoa Răng Hàm Mặt: Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh

Thời gian làm việc bệnh viện Đống Đa

Dịch vụ khám chữa bệnh viện Đống Đa
Dịch vụ khám chữa bệnh viện Đống Đa

Bệnh viện Đống Đa làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 cho đến Chủ Nhật hàng tuần. Thời gian làm việc bắt đầu từ 7h00 đến 18h00. Cụ thể:

  • Sáng bắt đầu từ 7h00 đến 12h00
  • Chiều bắt đầu từ 13h30 đến 18h00

Lưu ý: Riêng với khoa cấp cứu sẽ trực trong suốt 24/24, đảm bảo tiếp nhận được mọi bệnh nhân trong mọi khung thời gian trong ngày.

Thông tin liên hệ bệnh viện Đống Đa

Dưới đây sẽ là địa chỉ, số điện thoại cùng một số thông tin liên hệ khác của bệnh viện Đống Đa. Qua đó giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận bệnh viện khi đang có nhu cầu thăm khám tại đây:

Cách liên hệ hotline CSKH bệnh viện Đống Đa

Hotline của bệnh viện Đống Đa là số 1900636824, bạn có thể liên hệ số hotline bằng cách thực hiện các bước sau đây:

  • Bước 1: Bạn gọi đến số 1900636824
  • Bước 2: Trình bày vấn đề thắc mắc, đặt câu hỏi tổng đài viên – nhân viên CSKH.
  • Bước 3: Nhân viên CSKH sẽ giải đáp thắc mắc và yêu cầu bệnh nhân cung cấp các thông tin liên quan để tiến hành đặt lịch khám (nếu cần).
  • Bước 4: Hoàn thành liên hệ tới tổng đài CSKH bệnh viện.

Cách đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại bệnh viện Đống Đa

Hiện nay, quy trình đặt khám chữa bệnh trực tuyến tại Bệnh viện Đống Đa đã không còn phức tạp nữa. Bạn có thể dễ dàng đặt khám nhanh chóng thông qua số hotline hoặc trang web chính thức của bệnh viện. Với những bệnh nhân cao tuổi, không rành về thiết bị điện tử, công nghệ thì vẫn có thể đến trực tiếp địa chỉ bệnh viện để đặt lịch khám.

Đối với đặt qua số hotline:

  • Bước 1: Bạn ấn số và gọi đến số 1900636824
  • Bước 2: Trình bày tình trạng bệnh, vấn đề cần liên lạc tới tổng đài viên – nhân viên CSKH.
  • Bước 3: Cung cấp các thông tin để tiến hành đặt lịch khám bệnh.
  • Bước 4: Lựa chọn phòng khoa khám, chọn ngày giờ, chọn bác sĩ,… và hoàn tất đặt hẹn
  • Bước 5: Tin nhắn SMS để xác nhận thời gian và số thứ tự khám sẽ được gửi về điện thoại của bạn và hoàn tất đặt hẹn.
  • Bước 6: Bạn cần đến bệnh viện đúng thời gian đã đặt trước và tiến hành khám chữa bệnh như bình thường.

Đối với đặt qua website:

  • Bước 1: Truy cập vào website của bệnh viện https://benhviendongda.vn/
  • Bước 2: Nhấp chọn “Đăng ký khám bệnh” và điền các thông tin cá nhân cần thiết.
  • Bước 3: Lựa chọn phòng khoa khám, thời gian ngày giờ khám bệnh,…
  • Bước 4: SMS được gửi về để xác nhận thời gian và số thứ tự khám bệnh trên máy của bạn.
  • Bước 5: Bạn cần đi đến bệnh viện và thực hiện khám bệnh như bình thường mà không cần phải xếp hàng

Hướng dẫn khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa

Quy trình khám bệnh là điều mà nhiều khách hàng quan tâm khi họ đến bất kỳ một bệnh viện nào để khám, bởi khi nắm rõ được quy trình sẽ giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, chủ động và tiện lợi hơn. Bệnh viện Đống Đa có gần 20 khoa khám chữa bệnh, để có thể nắm rõ quy trình khám chữa bệnh một các tốt nhất, thì khách hàng có thể tham khảo các bước khám bệnh dưới đây:

  • Bước 1: Người bệnh đến bàn hướng dẫn để được nhân viên tư vấn dịch vụ và phát số đón tiếp.
  • Bước 2: Lấy số, chờ đợi đến lượt để làm thủ tục khi đến số. Cần cung cấp các thông tin cá nhân cho nhân viên y tế nhập dữ liệu làm thủ tục khám chữa bệnh, sau đó xuất trình thẻ BHYT (nếu co). Sau đó, bệnh nhân phải tạm ứng tiền khám bệnh và nhận được số khám.
  • Bước 3: Bệnh nhân di chuyển đến phòng khám, tại đó các bạn thăm khám bệnh theo số thứ tự đã được phát trước đó. Sau khi chờ đợi, bạn sẽ được mời vào bàn khám với bác sĩ và được hướng dẫn các quy định cũng như làm các xét nghiệm Cận lâm sàng, thủ tục nhập viện,…
  • Bước 4: Bác sĩ sẽ khám bệnh và chỉ định bạn làm một số phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh hiện tại của bạn và nhận chuẩn đoán bệnh. Hoặc có thể chuyển bạn sang viện khác hay chuyên khoa khác để kiểm tra rõ ràng hơn. Mọi thông tin sẽ được ghi lại đầy đủ trong hồ sơ bệnh án. Nếu bệnh không quá nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc để uống, tự điều trị tại nhà.
  • Bước 5: Bệnh nhân quay lại cửa đón tiếp, tại đây nhân viên y tế sẽ đối chiếu đơn thuốc các chỉ định cận lâm sàng,… ở sổ khám sức khỏe. Bạn sẽ phải thanh toán viện phí khám cũng như nhận lại thẻ BHYT đã được đóng dấu xác nhận. Với những ai phải nhập viện thì cần phải thanh toán viện phí trước.
  • Bước 6: Bệnh nhân đến nhà thuốc bệnh viện để lấy thuốc hoặc tiến hành nhập viện.

Câu hỏi thường gặp khi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đống Đa

1. Bệnh viện Đống Đa có khám bệnh vào thứ 7 không?

Hiện nay, bệnh viện Đa khoa Đống Đa vẫn hoạt động nhận khám chữa bệnh vào thứ 7 lẫn Chủ nhật. Vì thế, khách hàng có thể sắp xếp đến thăm khám bệnh vào khung giờ từ 7h00 cho 18h00 vào tất cả các ngày trong tuần.

2. Bệnh viện Đống Đa có khám bệnh vào dịp lễ không?

Hiện tại bệnh viên Đống Đa tiếp nhận khám bệnh tất cả các ngày trong tuần, tuy nhiên vào các dịp nghỉ lễ thì chỉ có khoa Cấp Cứu của bệnh viện sẽ hoạt động tiếp nhận bệnh nhân.

3. Bệnh viện Đống Đa thuộc tuyến nào?

Bệnh viện Đống Đa là cơ sở khám chữa bệnh thuộc tuyến tỉnh,thành phố. Nếu bạn đi khám chữa bệnh tại đây bằng thẻ bảo hiểm y tế, bạn chỉ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán khoảng 60% chi phí điều trị nội trú theo đúng quy định Nhà nước.

4. Bệnh viện Đống Đa có khám bảo hiểm y tế không?

Bệnh viện Đống Đa có tiếp nhận thăm khám bằng bảo hiểm y tế cho người bệnh. Người bệnh có thể đến khám theo giờ làm việc vào các ngày trong tuần đã ghi rõ ở trên. Khi đi nhớ mang theo thẻ bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan để hưởng lợi ích từ chúng.

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin cần thiết mà bạn có thể quan tâm về bệnh viện Đống Đa, cũng như hướng dẫn các bạn quy trình liên lạc hay thăm khám tại đơn vị y tế này. Hy vọng bài viết sẽ có ích với bạn, chúc các bạn một ngày tốt lành!

Leave a Reply